Phòng phẫu thuật kết hợp hệ thống chụp cộng hưởng từ Hitachi (iMRI) tại bệnh viện Đại học Y Tokyo Women’s (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Ra mắt máy cộng hưởng từ “không tiếng ồn” trong bệnh lý cơ xương khớp
CT, cộng hưởng từ và scanner khác nhau thế nào?
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ?
Silent Scan - công nghệ chụp cộng hưởng từ không tiếng ồn
Đây là giải pháp cộng hưởng từ ngay trong phòng phẫu thuật mới được đưa ra giới thiệu lần đầu tiên ở Việt Nam tại Hội thảo “Cập nhật ứng dụng cộng hưởng từ trong phòng mổ cho phẫu thuật thần kinh”.
Hiện nay, tại một số quốc gia có nền y tế phát triển, giải pháp cộng hưởng từ trong mổ đã được được áp dụng với hai mô hình: Thiết kế hai phòng và thiết kế một phòng.
Mô hình thiết kế hai phòng (một phòng chụp cộng hưởng từ và một phòng mổ riêng biệt) tồn tại một số nhược điểm như gia tăng rủi ro cho người bệnh vì khoảng cách di chuyển dài giữa phòng chụp cộng hưởng từ và phòng mổ, chi phí cao do diện tích phòng lớn. Trong khi đó, đối với phẫu thuật thần kinh, thời gian là yếu tố quyết định đến sự thành công của ca mổ.
Để giải quyết các nhược điểm của mô hình thiết kế hai phòng, hãng Hitachi (Nhật Bản) mang đến giải pháp cộng hưởng từ trong phòng mổ với thiết kế chỉ một phòng.
Theo đó, hệ thống cộng hưởng từ mở (open MRI) được đặt trong phòng mổ, cho phép phẫu thuật viên chụp cộng hưởng từ ngay trong khi cuộc phẫu thuật đang diễn ra. Các phẫu thuật viên không cần lo ngại về tác động của từ trường đến các trang thiết bị phẫu thuật, cũng như màn hình hiển thị hình ảnh MRI vì các thiết bị này tương thích với từ trường.
Rút ngắn thời gian giữa chụp cộng hưởng từ và phẫu thuật
Ông Ngô Thanh Sơn - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật chia sẻ về ý tưởng đưa giải pháp iMRI về Việt Nam
Giải pháp thiết kế một phòng của Hitachi giảm thiểu thời gian di chuyển bệnh nhân từ phòng mổ sang phòng chụp cộng hưởng từ và quay trở lại. Hơn nữa, hệ thống bàn mổ Hitachi được thiết kế đặc biệt với khả năng xoay 360o, cho phép phẫu thuật viên di chuyển bàn đến khoang chụp MRI một cách an toàn chỉ trong một lần xoay nhanh chóng. Thêm vào đó, cuộn thu tín hiệu (solenoid) có độ nhạy cao được lắp đặt trực tiếp trên khung cố định đầu bệnh nhân nhằm thu được hình ảnh chi tiết của não và tủy sống, sự khác biệt giữa mô lành và mô bệnh ngay trong ca phẫu thuật.
Những ưu điểm trên giúp giảm tối đa thời gian giữa quá trình chụp cộng hưởng từ và quá trình phẫu thuật nhằm đạt được sự an toàn và hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, giải pháp iMRI một phòng của Hitachi sử dụng hệ thống cộng hưởng từ mở, giúp các phẫu thuật viên có thể dễ dàng quan sát bệnh nhân, giảm thiểu rủi ro y tế.
Đặc biệt, hệ thống cộng hưởng từ mở Hitachi có thể được lắp đặt và sử dụng đồng thời cùng với các thiết bị, dụng cụ phẫu thuật hiện đang có giúp tiết kiệm chi phí cho bệnh viện.
Chia sẻ về ý tưởng ứng dụng hệ thống MRI trong mổ cho phẫu thuật thần kinh đầu tiên tại Việt Nam, ông Ngô Thanh Sơn - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật cho biết: “Phẫu thuật thần kinh luôn là một trong những nỗi trăn trở của ngành y học và đòi hỏi tốc độ cũng như sự chính xác tuyệt đối. Đó chính là động lực thúc đẩy chúng tôi mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, giúp người bệnh và gia đình an tâm hơn trong quá trình phẫu thuật”.
Bình luận của bạn